Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010


Nghe ai nói câu“Phên liếp quê nhà”…, bổng dưng đâu đó quanh ta hiện về những hình ảnh trái ngược mà mọi người cho rằng là kết quả của quá trình phát triển. Đó là những biệt thự, nhà cao tầng, những khu chung cư với kiến trúc pha tạp giữa các dòng hợp lưu…
Có lẻ,
Lòng ta là những thành quách cũ
Tự ngàn xưa còn vọng tiếng loa kêu…?

- Một chiếc xe bò chở rơm chắn ngang đường, làm cho ta không vượt qua được, nhưng hồn lại bay bổng về với những “ cánh đồng bất tận”, những ngày mùa nhộn nhịp bên lối nhỏ đi về của tháng ngày năm cũ…
- Một tiếng cú kêu giữa đêm cũng làm cho chiếu, giường trăn trở…
- Bìm bịp kêu nước lớn sao mà thương nhớ quá …
Kỳ lạ thiệt, giữa lằn ranh mới và cũ, giữa hiện đại và cổ xưa, ta như một hành khách xuống xe giữa một miền đất lạ………….?

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

AI LÀ TÁC GIẢ KẾ HOẠCH MỞ CÕI ĐẤT PHƯƠNG NAM?


Bấy lâu nay, khi nói về vùng đất phương Nam, mọi người thường gắn liền với công trạng của các vua quan triều Nguyễn. Bài thơ NHỚ BẮC của tướng Huỳnh Văn Nghệ sau khi nhắc đến thanh gươm đi mở cõi đất Thăng Long thì Nguyễn Hoàng, được xếp như là người đứng ở vạch xuất phát của cuộc hành trình về Nam. Sau đó, các vị vua con, mỗi người một công sức, thậm chí các quan lại như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu ... , những cái tên được xếp vào hàng” Khai quốc công thần”của công cuộc chinh phục mãnh đất phương Nam… Cũng phải thôi! Những con người trực tiếp khai phá, dọn dẹp thì phải được ghi tên vào những bảng son, thếp vàng, phải được ngưỡng vọng trước- trong và sau các nghi thức” duy linh”- “ tế tự”. Có một chi tiết mà mọi người bỏ quên. Một sự thật lịch sử quan trọng, đánh dấu bước mở đầu của làn sóng di dân về phía Nam. Có thể nói, chỉ ngón tay về phía Nam là ý tưởng của các vị vua Nhà Trần. “ Hành phương Nam” là do các vị vua Nhà Trần nhen nhóm lên. Bắt đầu từ việc trong dân gian có câu:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán, thằng Mường nó le
o
Đó là, nàng khi công chúa Huyền Trân vừa đi vừa khóc, đứt ruột, nát gan, cắn răng chia tay với người tình Khắc Chung, xếp một vải lụa hồng vào hành trang, từ biệt mọi người để đem thân đổi lấy hai châu Ô và Lý. Có thể xem đây là thời điểm xuất phát của quá trình mở cõi đất phương Nam? Vào Nam, cùng đi theo bước chân hồng nhan yêu đuối ấy là những con người của xứ ngũ Quãng, họ không mang xách được những thứ gì hữu hình thì mang theo cả một sự hoài niệm về cố hương: Một nếp nhà vườn, một vài tập quán quê nhà. Liêu xiêu vài câu hát ru con là hành trang chính để lần dò về phía Nam kiếm sống.
Dựng nghiệp, tùy vào mỗi nơi, mỗi chỗ, đâu đâu cũng có thể bắt gặp những bản sao mờ nhạt của một miền quê nghèo khổ đóng dấu chất Việt trên vùng đất mới. Khi ẩn, khi hiện, lúc đậm, lúc nhạt, những nếp nhà mà từ trong quá khứ, qua năm tháng, tổ tiên, ông bà, làng xóm của họ đã tạo nên. Trên vùng đất mới, gặp những cư dân bản địa là người Khơmer hiền hòa chân chất, gặp người Minh Hương chạy tránh sự săn đuổi của triều đình nhà Thanh, phải lo chạy kiếm cái có để mà ăn, mà ở…. Ba, bốn cái sự “ chạy” ấy gặp nhau, hòa vào nhau, tạo nên một bản sắc văn hóa đặc thù: Văn hóa Nam bộ .Người Nam bộ, Lo chạy suốt, lấy đâu ra dịp để mà lý lẻ, lập luận. Người Nam bộ không quen nói nhiều. “Làm”, “ mần” cái đã rồi hãy nói. Chính cái “ mần”, cái “ làm” đó đã tạo nên chất keo kết dính, một sức mạnh thần kỳ phá vỡ những trở ngại phía trước thay cho vũ khí là lưỡi gưom bén đất Thăng Long. Cần gì gươm bén để đánh dẹp! Có khi, gươm bén không làm được việc, khi mà hoàn cảnh mới không có chỗ cho nó phát huy tác dụng. Đất rộng, người thưa, có ai chống lại đâu mà cần gươm bén? Lớn lên bằng việc” làm” và “ mần”, đi cùng với cơ cực là người bạn đồng hành, xung quanh là “đồng không mông quạnh “ Mở mắt ra là thấy khổ cực,thử hỏi làm sao mà họ nhìn đời bằng những gam màu tương sáng được? Âm hưởng của bài ca vọng cổ buồn phần nào nói lên điều đó. Những bài “Nam ai, Bắc oán , lý quạ kêu, lý con sáo, … là tiếng lòng của những con người ở đây đó thôi. …
Nói gì thì nói, các vua nhà Trần mới chính là tác giả của kế hoạch Nam tiến. Lấy một người thân cành vàng lá ngọc là công chúa Huyền Trân để đổi lấy hai châu Ô và Lý, bước mở màn cho cuộc hành trình mở cõi. Sự thật lịch sử là như vậy. Như vậy, điều không thể chối bỏ hay phủ nhận là triều đại nhà Trần, ngoài công trận lớn trong cuộc chiến 3 lần chống quân Nguyên xâm lược, còn có một công trạng lớn nữa trong việc dựng nước, mở mang bờ cõi. Công nầy lớn cũng không kém gì công giữ nước ?

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

CHUYỆN KHÔNG MỚI!

Câu vè nói ngược ngày xưa ngẫm lại bây giờ quá đúng:"mấy chú nhà nghèo cho vay , bạc nợ; mấy chú nhà giàu thiếu trước, thiếu sau", suy ra, thời buổi nầy người làm nhiều thì chẳng hưởng bao nhiêu, kẻ ngồi không đã hưởng phúc còn hoạnh họe!Ông bạn Đông tà ạ, đừng bực, chuyện đời nầy là vậy mà.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Không khí ngày Tết cổ truyuền


Cho tôi xin một hơi gió chướng, một mùi khói rơm, nếu được nghe một tiếng giã gạo chày ba thì tuyệt. Tết phải nghiệm trong lòng, phải bâng khuâng da diết chư không thể xô bồ, ồn ào như hiện nay.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010


Làm gì có chuyện vào và đăng bài trên Blog không được. Nhà Kinh dịch học nên xem lại cái Memory của mình, nó có out off không ?