Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

CHUYỆN KHÔNG MỚI!

Câu vè nói ngược ngày xưa ngẫm lại bây giờ quá đúng:"mấy chú nhà nghèo cho vay , bạc nợ; mấy chú nhà giàu thiếu trước, thiếu sau", suy ra, thời buổi nầy người làm nhiều thì chẳng hưởng bao nhiêu, kẻ ngồi không đã hưởng phúc còn hoạnh họe!Ông bạn Đông tà ạ, đừng bực, chuyện đời nầy là vậy mà.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Không khí ngày Tết cổ truyuền


Cho tôi xin một hơi gió chướng, một mùi khói rơm, nếu được nghe một tiếng giã gạo chày ba thì tuyệt. Tết phải nghiệm trong lòng, phải bâng khuâng da diết chư không thể xô bồ, ồn ào như hiện nay.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010


Làm gì có chuyện vào và đăng bài trên Blog không được. Nhà Kinh dịch học nên xem lại cái Memory của mình, nó có out off không ?

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2010

Phiếm bàn về trình độ của mỗi quốc gia





Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”


Câu thành ngữ "Thượng bất chính, hạ tắc loạn", khởi đầu là một câu văn trong sách giáo khoa Nho học ngày xưa. Câu văn có 2 vế chính: Chủ ngữ và vị ngữ đối nhau. Vị ngữ khẳng định một mối quan hệ nhân quả của chủ ngữ nên vừa dễ nhớ lại vừa dễ thuộc.
Theo một số nhà Nho fhì cái hồn của câu văn là ở chữ "Chính". Trong cuốn "Hán Việt Tự điển của Thiểu Chửu-nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh (1997)" có hai chữ "Chính" (còn có âm đọc là Chánh) và có tới 15,16 ngữ nghĩa khác nhau. Nhưng dù ở ngữ nghĩa nào, ghép với từ ngữ, văn cảnh nào thì chữ "Chính" vẫn là cốt lõi, vẫn mang một giá trị nội dung thẩm mỹ cao đẹp về: Luật lệ Nhà nước.
Khuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, câu văn trên đã trở thành câu thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
Trong cuốn "Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam (của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội (1995)" đã giải nghĩa "Thượng bất chính hạ tắc loạn" như sau: "Thượng: trên, hạ: dưới, bất chính: không ngay thẳng, tắc: thì, loạn: lộn xộn) - Người trên mà làm bậy thì cấp dưới không thể nghiêm chỉnh được".
Từ thực tế cuộc sống và xã hội đã cho hay: Phàm là một người trên. (Người có vai vế là trụ cột) trong một gia đình mà ăn ở không chính trực hoặc phẩm chất đạo đức hư hỏng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con cháu, đến mọi người trong nhà Thành ngữ Việt Nam có câu: "Dột từ nóc dột xuống" - Người trên mà hư hỏng thì lớp dưới coi thường. Khuôn phép gia phong không nghiêm. Luân thường đạo lý mai một:.. Nhãn tiền cho thấy: Trong một nhà mà ông bà, cha mẹ hư hỏng thì khó mà có được con cháu tử tế nên người. Khó mà có được nếp sổng đầm ấm thuận hoà. Về mối tương quan:
Gia đình còn là tế bào của xã hội sự việc tốt xấu tránh sao khỏi ảnh hưởng đến cộng đồng. Hơn nữa, nhân dân ta thường nói "Tề gia mới trị quốc, trong nhà mà còn lộn xộn thì nói chi đến việc đóng góp vào Quốc kế, Dân sinh...
Trong xã hội mà người trên không chính trực, làm bậy thì kỷ cương mất nghiêm, người cấp dưới sẽ khinh nhờn "Bởi trên ở chẳng chính ngôi-cho nên kẻ dưới chúng tôi hỗn hào" (ca dao). Từ đó mà sinh ra lòng tà: Tham nhũng. cửa quyền quan liều, hà áp thường dân, gây lền lòng thất tín, phẫn nộ rồi dân chủ quá trớn đảo lộn ký cương "Tức nước vỡ bờ"... Quá trình phát triển xã hội đã cho thấy: Người có trọng trách. cầm cán cân công lý trong xã hội mà không công minh chính trực thì dân tình rối loạn.
Người chỉ huy mà không nghiêm thì quân hồi vô phèng. Người chủ quản kinh tế mà không thẳng thắn, minh bạch thì phá sản, thất nghiệp... vân vân và vân vân.
Người xưa có câu (Triều đình mà liêm chính thì đất nước yên bình; gia phong mà nền nếp thì thuận hoà, thịnh vượng). Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo làm công cuộc Cách mạng giải Phóng dân tộc và xây dựng đất nước, ngay từ ngày đâu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức Cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đó là: Cần. Kiệm, Liêm Chính, Chí công vô tư. Người cón giải thích rõ:
"...
- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, lao động có kế hoạch, sáng tạo và có năng suất cao. Phải thấy rõ "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta"
- Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của, của dân, của nước, của bản thân mình, phải biết tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to "không xa xỉ, không hoàng phí không bữa bãi".
- Liêm "Luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công, của dân" liêm khiết trong mọi hoàn cảnh, không tham lam "Không tham địa vị. không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình".
- Chính: nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình đối với người và đối với việc. Việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh".
- Chí công vô tư: "Khi làm bất cứ việc gì, cũng đừng nghĩ đến mình trước khi hưởng thụ thì mình nên đi sau". "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ...". (Hồ Chí Minh toàn tập (5) trang 230-249; Hồ Chí Minh toàn tập (7) trang 256-257...).Đó là những phẩm chất đạo đức cách mạng mà suốt đời Lãnh tụ Hồ Chí Minh hằng nhắc nhở, đôn đốc cán bộ, đảng viên phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đề có đủ nhân cách phục vụ Tố quốc, phục vụ nhân dân... Trước tình hình một số cán bộ, đảng viên đạo đức đang bị thoái hóa, không còn Liêm chính, Chí công vô tư, trước công cuộc cách mạng xây dựng đất nước, xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh, câu thành ngữ "Thượng bất chính. hạ tắc loạn" vẫn như lời cảnh tỉnh về một chân lý tuyệt đối cho những người có vai vế là trụ cột trong gia đình, cho những người có trọng trách trước Đảng, trước dân...

Vũ Hoàng

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2010

SÁU GIÁNG NÓI:


BÙI GIÁNG
Chèo ghe ra biển ghé vai
Hỏi thăm cá biển, một- hai- ba điều
Giữa chừng quên bẳng bốn điều
Quay vào sực nhớ năm điều đã quên

( Sắc bất thị không, không bất thị sắc )

PC: Cái nầy không có ghi trong các di cảo nào của 6 Giáng cả, chỉ có trong bao thuốc lá vất bên lề đường thôi !

ÔNG THIỆN VÀ ÔNG ÁC


Ở Việt Nam, các chùa Phật giáo thường có thờ hai bức tượng cỡ lớn. Dân gian thường gọi là ông Thiện, ông Ác. Hai ông cưỡi hai con kỳ lân lớn, ông cầm thanh long đao, ông cầm sổ sách, thân hình cao lớn, mắt phượng, mày ngài, oai phong lẫm liệt, ai nhìn vào cũng kính nể. Ông Thiện là ngài Hộ Pháp và ông Ác là ngài Tiêu Diện Đại Sĩ.
Thường thì tượng hai ông được đặt trong nhà Bái đường hay tiền đường, tư thế của hai ông thường chỉ hai tư thế là quay mặt ra ngoài hay hướng mắt vào nhau. Đặc điểm chung của hai ông:

- Bao giờ cũng được tạc rất to, có thể là to nhất trong các tượng trong chùa.

- Có thể đứng hoặc ngồi, có thể có con lân hay sư tử kèm theo, tay thường cầm binh khí hoặc sổ sách, tượng thường có những dải lụa xung quanh mình nhằm thể hiện sự thần thông nhưng cũng tạo tính mỹ thuật.

- Được làm bằng đất sét, giấy bồi, hoặc gỗ.

- Nhìn rất dễ phân biệt, ông Ác thì mặt đỏ, cầm binh khí, dáng dữ tợn, ông Thiện cầm sổ sách mặt trắng hoặc hồng, dáng hiền từ.
Thật ra có rất nhiều cách gọi tên hai ông này, bấy lâu nay dân gian vẫn quen gọi là “ông”, là “ngài”, có lúc gọi là ông Thiện, Ông Ác, nhưng cũng có nơi, có lúc gọi là hai vị Kim Cương, hai vị Hộ Pháp ...
Hai ông Thiện và Ác có nghĩa là khuyến thiện và trừng ác, nó phản ánh đại diện cho phần nào quyền lực của nhà Phật trong việc cứu vớt chúng sinh.
Có tích rằng, “ Thời thượng cổ, vua Tỳ Kheo có hai con trai là Tỳ Văn và Tỳ Võ. Tỳ Văn thì hiền lành, trái lại Tỳ Võ rất hung dữ.
Vua Tỳ Kheo rất hâm mộ đạo đức. Lúc ấy, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở Ấn Độ, độ được vua Tỳ Kheo. Vua Tỳ Kheo lo lập chùa để tu niệm và muốn nhường ngôi lại cho con trưởng là Tỳ Văn hiền lành, nhưng lại sợ Tỳ Võ hung dữ không chịu.
Vua Tỳ Kheo lập kế, sai Tỳ Võ đi các trấn vỗ an bá tánh và đến Hàng Châu chiêu mộ anh tài. Nơi triều đình, vua Tỳ Kheo nhường ngôi cho Tỳ Văn, còn ông vào chùa tu niệm.
Khi Tỳ Võ hoàn thành nhiệm vụ, trở về triều, thấy anh mình là Tỳ Văn đã lên ngôi vua rồi.

Tỳ Võ liền nói: “Anh hiền lắm, làm vua sao được, dân không sợ đâu. Anh hãy để ngai vàng lại cho tôi”. “Tôi dữ là dữ với kẻ hung ác bạo tàn vô đạo chớ không dữ với người đạo đức bao giờ”.
Tỳ Văn nghe em nói như vậy biết là Tỳ Võ muốn lên làm vua, sợ phải thất lời với vua cha, nên Tỳ Văn vội vàng cầm ngọc tỷ chạy lên chùa để báo cho vua cha sự việc. Nhưng khi Tỳ Văn chạy tới cửa chùa thì vấp té chết, linh hồn thoát xác đi lên cõi Trời.
Tỳ Võ đuổi theo tới nơi, thấy xác của anh mình nằm chết trước cửa chùa, cúi xuống lượm ngọc tỷ cầm lên, bất giác hối hận ăn năn, thấy con người khi chết không đem theo được gì cả, bao nhiêu tiền tài, danh vọng, quyền thế, đều bỏ lại cõi đời, linh hồn chỉ ra đi với hai tay trắng. Tỳ Võ thức tỉnh, quyết bỏ hết sự đời, theo vua cha tu niệm, cuối cùng thì đắc đạo”.
Lời bàn ,
Đó là chuyện xưa, truyền tụng trong dân gian…
Ngày nay, chúng ta lại thấy hai ông mới. Chức năng của hai ông này hoàn toàn khác hai ông Thiện, Ác. Một ông có khả năng cứu người và một ông có khả năng giết người. Đó là ông “cơ chế” và ông “các lực lượng thù địch”.
???????????????????????

Bàn về quy luật phản phục trong Kinh dịch.


Sống trên đời, có thành công và có thất bại, đa số ngủ quên trên chiến thắng và thất bại thường đau khổ, suy sụp! Nên nhớ một điều: được cái nầy sẽ mất cái khác, trong dương có âm, trong âm có dương, tạo hóa luôn công bằng, cân đối dùm ta, đấy là quy luật phản phục.Hiểu, nghiệm ra điều đó ta sẽ thanh thản. Chúc bạn bình an.

thi thoảng



Chờ hoài
Cảm giác của sự chờ đợi là:
Như dòng sông
Lần qua từng bến đỗ
Như nỗi khổ
Năm tháng cứ vơi đầy
Như hàng cây,
Phơi mình trong nắng gió
Như nổi khó
Của năm tháng xa nhà.......
Ta về hát khúc tình ca
Sao nghe trong mắt xót xa nỗi niềm
Đi vào cõi mộng trong đêm
Mênh mông vọng tưởng, ru êm giấc nồng

Phiếm bàn về nhân thế

Bởi chưng còn ở cõi trần
Nên đành phó mặc, tránh phần thị phi
Trông về đồng ruộng đôi khi
Thị thành tâm sự hoài nghi trăng tà